Khảo sát địa chất đường giao thông
Công trình đã từng tham gia
– Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng : Gói thầu số 2: đoạn từ km6 + 200 đến km19 +000
– Quốc lộ 3 mới và mạng lưới đường bộ liên quan, đoạn Hà Nội – Thái Nguyên.
– Cải tạo và nâng cấp quốc lộ 279 thành đường đạt tiêu chuẩn cấp 5 miền núi (thiết kế cho phép xe có trọng tải 30 tấn) đoạn qua tỉnh Sơn La
– Cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn Km50+100 đến Km70+500
……………………….
Nét đặc trưng của các công trình đường giao thông là có dạng tuyến, kéo dài qua nhiều vùng có đặc điểm địa hình, địa chất khác nhau. Trên các tuyến đường thường xây dựng nhiều công trình như cầu, cống, các công trình bảo đảm an toàn cho tuyến đường như hệ thống thoát nước, công trình chống trượt, đá đổ, đá lăn … Đặc biệt, trên các tuyến đường sắt xây dựng các hệ thống nhà ga cũng như các công trình phụ trợ khác bảo đảm cho sự hoạt động của hệ thống đường.
Tuyến đường giao thông có thể áp dụng nhiều dạng thiết kế khác nhau như: đường đặt trên nền địa hình tự nhiên, đường đặt trên nền đắp nền đào, nền nửa đào, nửa đắp.
Tuyến đường có thể đi qua nhiều vùng phát triển các quá trình và hiện tượng địa chất như cacxtơ, trượt lở, đá đổ, lầy, có đất nền yếu không thích hợp cho việc xây dựng công trình.
Các vấn đề địa chất công trình đường giao thông: vấn đề ổn định của nền đất yếu, vấn đề ổn định của các bờ đường đắp, đường đào, vấn đề thoát nước mặt, vấn đề xói lở và đặc biệt là vấn đề trượt, đá đổ, đá lở ….
Nội dung thực hiện
Để đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ cần thực hiện các công tác khảo sát sau:
– Công tác đo vẽ lộ trình thực hiện trên dải tuyến
– Công tác địa vật lý khi cần làm sáng tỏ một số đặc điểm cấu trúc địa chất, cacxtơ tại một số khu vực xây dựng cầu, hầm…
– Công trình thăm dò là công tác chính có tính quyết định của kết quả. Các công trình thăm dò được bố trí theo tim tuyến và các mặt cắt ngang đặc trưng cho từng khu đoạn tuyến đường, vị trí cầu vượt, hệ thống thoát nước … Các mặt cắt ngang phải cho phép thiết kế các mặt cắt nền đường đặc trưng cho từng khu đoạn tuyến.
– Công tác lấy mẫu và thí nghiệm trong phòng có vị trí đặc biệt quan trọng, vì nó quyết định rất nhiều chất lượng của tài liệu sử dụng để thiết kế công trình. Các mẫu thí nghiệm đất nguyên trạng và không nguyên trạng được lấy theo từng khu đoạn tuyến, ứng với từng mặt cắt thiết kế đặc trưng, hoặc lấy theo từng khu vực thiết kế nền đường đặc biệt hay xây dựng cầu cống …
– Thí nghiệm ngoài trời: các công tác xuyên thường được bố trí tại các khu vực nền đường phát triển các loại đất đá trầm tích mềm yếu. Thí nghiệm nén hông được bố trí tại các vị trí xây dựng cầu cống. Thí nghiệm cắt mẫu lớn, nén sập, đẩy ngang cột đất có thể sử dụng để nghiên cứu khả năng chống cắt của đất đá trên các sườn dốc hay bờ dốc.
– Quan trắc địa chất công trình để có số liệu cần thiết phục vụ thiết kế kỹ thuật như: quan trắc sự ổn định của sườn dốc, bờ dốc, quan trắc thủy văn và địa chất thủy văn…
– Báo cáo khảo sát đường giao thông có thể khác nhau tùy trường hợp cụ thể.
+ Đối với các công trình quy mô lớn, cần thành lập bản đồ đcct trên toàn tuyến và tại các khu vực có điều kiện địa chất công trình phức tạp hay vị trí xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ của tuyến đường.
+ Lập các mặt cắt địa chất công trình dọc theo tim tuyến và các mặt cắt ngang, đưa ra các mặt cắt ngang đặc trưng nhất cho từng khu đoạn tuyến để có cơ sở thiết kế các mặt cắt nền đường đặc trưng cho khu đoạn tuyến,
+ Lập bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý đặc trưng cho từng khu vực hay đoạn tuyến nghiên cứu. Đưa ra các giá trị tiêu chuẩn và giá trị tính toán của các đặc trưng cơ lý để tính toán thiết kế theo các mặt cắt nền đường đặc trưng …
+ Báo cáo thuyết minh khảo sát công trình ngoài việc mô tả theo lý trình (km), cần mô tả riêng cho từng khu vực thiết kế nền đường đặc biệt, khu vực xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ hay khu vực phải áp dụng các giải pháp công trình