Giếng khoan công nghiệp phần lớn sử dụng bơm li tâm hoặc bơm hỏa tiễn để bơm hút nước. Đối với trường hợp sử dụng bơm ly tâm khi mực nước tĩnh trong giếng không quá thấp so với miệng giếng khoan. Trường hợp mực nước tĩnh quá thấp không thể sử dụng bơm li tâm trục ngang đặt trên miệng giếng thì thay bằng bơm chìm đặt trong lòng giếng.
Khi lắp đặt giếng khoan cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Rãnh thoát nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, các loại nước thải bẩn cần đặt cách xa khỏi vị trí giếng khoan. Khoảng cách được khuyến cáo tối thiểu là 10 m.
– Đối với các giếng khoan sử dụng hệ thống bơm điện, cần có phương án cách điện hợp lý cho người sử dụng. Bơm cần có hộp bảo quản tránh nắng mưa và cần có dây tiếp đất để chống rò rỉ điện.
Tại các vùng chịu nhiều ảnh hưởng của mưa bão, ngập lụt cần chú ý các điểm sau:
– Vào mùa mưa bão, giếng khoan tại các vùng ngập lụt cần được tháo dỡ tránh hư hỏng, để bảo quản tại những nơi khô ráo đồng thời bịt kín miệng giếng khoan để hạn chế tối đa nước bẩn xâm nhập vào bên trong giếng.
– Khi kết thúc mùa lũ, không nên sử dụng nước trong giếng ngay bởi có khả năng nguồn nước đã xuất hiện nhiều mầm bênh. Cần hút hết nước bẩn trong giếng cho đến khi nước thật trong thì mới đưa vào để sử dụng. Theo kinh nghiệm, nên hút nước từ giếng khoảng hai ngày trở lên.
– Luôn đảm bảo giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khu vực giếng.
Trong trường hợp giếng không có kế hoạch sử dụng từ một năm trở lên thì phải lấp giếng theo hướng dẫn số 998/STNMT-BĐTNN ngày 15/6/2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Lưu ý: Khi sử dụng giếng khoan cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề sau:
- Giếng công nghiệp không liên tục sử dụng ở dưới đáy có khí độc hoặc khí metan có thể gây cháy, ….
- Nếu nước nhiễm sắt (phèn) thì dùng bể xử lý sắt để lọc (gồm sỏi, than, cát).
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khu vực giếng.
- Sau 2-3 năm sử dụng phải thau rửa giếng công nghiệp bằng cách thổi rửa, nạo vét bùn, cát ở đáy giếng, bổ sung lớp sỏi loại 0,5-1cm.