Tại hội thảo, Tổ chức Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) chia sẻ những phát hiện gần đây của tổ chức, nghiên cứu về trầm tích ở đồng bằng sông Cửu Long, Giáo sư Jean-Paul Bravard đại diện cho nhóm nghiên cứu của WWF nói rằng các biện pháp và hành động thiết thực phải được thực hiện để bảo tồn trữ lượng cát, duy trì tự nhiên dòng chảy nhằm đảm bảo sự sống trong tương lai của dân cư các nước trong lưu vực sông Mê Kông.
>>> Khoan giếng công nghiệp giá ưu đãi
Trong thực tế, cát đóng một vai trò quan trọng đến đời sống dân cư sinh sống trên sông Mê Kông. Cát không chỉ là nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng mà còn ảnh hưởng đến dòng chảy và trữ lượng phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long. Với việc khai thác cát không kiểm soát được trong những năm gần đây đã gây ra những tác động xấu, ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái của lưu vực sông Mê Kông.
Theo các nghiên cứu của WWF về vai trò của cát trong cấu tạo trầm tích khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cát làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng từ sông Cửu Long ra đến cửa biển sông Cửu Long. Có khoảng 50 tỷ tấn cát lưu thông trên dòng chảy mỗi năm, chiếm 90% số lượng trầm tích của đồng bằn sông Cửu Long.
Các vị trí của khai thác cát đã thay đổi về phía thượng lưu các dòng sông, bởi đa phần tại hạ nguồn các con sông này tài nguyên cát đã bị khai thác gần như cạn kiệt.
Với việc khai thác tràn lan, bừa bãi, thiếu tính quy hoạch đã ảnh hưởng đến lưu lượng và dòng chảy các con sông và tác động xấu đến giao thông đường thủy cũng như sản lượng của ngành nông nghiệp.
Hội thảo do WWF và Cục Quản lý Tài nguyên nước phối hợp tổ chức là để đưa ra cảnh báo về việc khai thác số lượng cát khổng lồ hiện nay ở sông Mê Kông. Cảnh báo này là thông điệp gửi đến Chính phủ các nước cần phải đưa ra các biện pháp và quy hoạch lại việc khai thác cát trên vùng sông thuộc lãnh thổ của mình.