Cơ học đất làm một môn khoa học độc lập thuộc lĩnh vực cơ học ứng dụng, chuyên nghiên cứu các quá trình cơ học xảy ra trong nền đất dưới tác dụng của ngoại lực và nội lực, tìm ra các quy luật tương ứng và vận dụng chúng để tính toán các quá trình địa chất công trình, liên quan đến các vấn đề về độ bền vững, độ ổn định và biến dạng của nền công trình, của các công trình bằng đất, các mái dốc thiên nhiên và bờ dốc nhân tạo, của tường chắn và công trình ngầm
Cơ học đất phát triển dựa trên cơ sở lý thuyết của các môn khoa học như: cơ học lý thuyết, lý thuyết đàn hồi, lý thuyết dẻo, sức bền vật liệu, đất xây dựng, địa chất công trình, địa chất thủy văn. Sự hiểu biết đầy đủ về các môn khoa học này sẽ được kết quả tốt khi nghiên cứu cơ học đất
Đối tượng nghiên cứu của cơ học đất
Đối tượng nghiên cứu của cơ học đất là đất bở rời và đất mềm dính, được hình thành do kết quả phong hóa triệt để các loại đá ở trền bề mặt của vỏ trái đất. Đây là vật thể lịch sử tự nhiên, có tính chất cơ học và vật lý hết sức phức tạp, thường xuyên biến đổi trong không gian và theo thời gian. Đất có những tính chất rất riêng khác hẳn với các vật liệu khác, đó là tính mềm bở, tính ứng xử với nước và tính không đồng nhất (dị hướng )
Tính mềm rời thể hiện ở chỗ đất không phải là vật thể liên tục, là một vật thể cấu tạo bởi các hạt khoáng vật rắn có kích thước khác nhau, tạo thành một khung kết cấu. Trong khung kết cấu này, các hạt rắn sắp xếp rời rạc hoặc được gắn kết với nhau bởi những lực liên kết mà độ bền của chúng thường nhỏ hơn rất nhiều so với độ bền bản thân các hạt. ngoài các hạt rắn trong khung kết cấu còn có nhiều lỗ hổng chứa nước và không khí. Chính vì thế, đất là một vật thể nhiều pha ( 3 pha hay 2 pha). Do tính mềm rời mà đất có đặc tính cơ học khác xa với các vật liệu khác.
Tính ứng xử với nước thể hiện quan tính thấm nước, tính chứa nước, hấp phụ nước và biến đổi trạng, tính chất của đất khi lượng nươc trong đất thay đổi. Các quá trình cơ học xảy ra trong đất bão hòa nước và đất không bão hòa nước cũng rất khác nhau, do đó, hình thành nên các nhánh cơ học đất bão hòa và cơ học đất không bão hòa
Tính không đồng nhất của đất thể hiện ở nhiều mặt như về độ hạt, cấu trúc, thành phần khoáng vật, thành phần hóa học, tính chất cơ lý …