Khoan khảo sát địa chất tại hà nội

Thành phố Hà Nội là một nơi vô cùng phát triển, tại đây rất nhiều công trình quan trọng của quốc gia được xây dựng, để những công trình này trường tồn cùng năm tháng điều quan trọng đó là nền móng phải vững chắc.

Trải qua rất nhiều công trình khoan khảo sát địa chất, sự tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, Công ty chúng tôi xin giới thiệu khái quát nền địa tầng địa chất khu vực thành phố như sau.

Trước hết chúng ta cần hiểu Lớp đất là một thể địa chất công trình có cùng nguồn gốc thành tạo, cùng tuổi địa chất, tựa đồng nhất kiểu thạch học và cùng một khoảng trạng thái, tựa đồng nhất về tính chất ĐCCT, cùng phân bố trong trật tự không gian của cột địa tầng chi tiết đến phụ hệ tầng.

Theo quan điểm các nhà địa chất hiện nay thống nhất phân loại địa tầng theo: tuổi thành đất, nguồn gốc đất đá, loại đất, dạng đất và trạng thái của chúng.

khao-sat-dia-chat-ha-noi

Như vậy trong công tác khảo sát địa chấtcác địa tầng Hà Nội được phân chia thành như sau:

  1. Thống Holocen

* Phụ thống Holocen: bậc trên               – phụ hệ tầng trên

                                      hệ tầng Thái Bình       – phụ hệ tầng dưới

                                      bậc dưới – giữa          – phụ hệ tầng trên

                                      hệ tầng Hải Hưng       – phụ hệ tầng giữa

                                                                            – phụ hệ tầng dưới

Thống Pleistocen

* Phụ thống Pleistocen trên Hệ tầng Vĩnh Phúc

* Phụ thống Pleistocen giữa-trên    Hệ tầng Hà Nội

*Phụ thống Pleistocen dưới Hệ tầng Lệ Chi

Tương ứng với các phụ hệ tầng có một số lớp đất như: bùn sét, bùn sét pha, bùn cát pha, sét, sét pha, cát pha, cát bụi, cát nhỏ, cát trung, cát thô, sạn lẫn cát, cuội sỏi lẫn cát, v.v..

Các lớp được đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8,…

Các lớp đất được mô tả theo trật tự: màu sắc, thành phần, kiến trúc, cấu tạo, tên đất, trạng thái.

Theo những nguyên tắc đã nêu, kết quả phân chia các lớp đất nền phân bố ở khu vực nam Hà Nội cũ bao gồm 26 lớp như sau:

  1. Trầm tích nhân sinh (anQ2)

Lớp 1: Đất lấp thành phần hỗn tạp, trạng thái không đều.

  1. Phụ hệ tầng Thái Bình trên (aQ23tb2)

Lớp 2: Bùn đáy ao hồ.

Lớp 3: Sét pha xen kẹp cát pha màu nâu, nâu hồng, trạng thái dẻo mềm.

Lớp 4: Cát hạt nhỏ màu xám nâu, trạng thái xốp .

III. Phụ hệ tầng Thái Bình dưới (a,l Q23tb1)

Lớp 5: Sét màu nâu vàng, trạng thái dẻo cứng – dẻo mềm .

Lớp 6: Sét pha màu nâu, nâu vàng, trạng thái dẻo cứng – dẻo mềm .

Lớp 7: Sét pha màu nâu xám, trạng thái dẻo chảy, chảy lẫn ít hữu cơ.

Lớp 8: Sét pha xen kẹp cát pha, cát màu nâu xám, trạng thái dẻo mềm .

Lớp 9: Cát hạt nhỏ màu xám xanh, trạng thái chặt vừa.

Lớp 10: Sét pha màu nâu xám, dẻo mềm, có chỗ xen kẹp cát pha, cát.

  1. Phụ hệ tầng Hải Hưng trên (bQ21-2hh3)

Lớp 11: Sét pha màu xám đen lẫn hữu cơ, trạng thái dẻo chảy, chảy.

  1. Phụ hệ tầng hải Hưng giữa (mQ21-2hh2)

Lớp 12: Sét màu xám xanh, trạng thái dẻo mềm – dẻo cứng.

  1. Phụ hệ tầng Hải Hưng dưới (lbQ21-2hh1)

Lớp 13: Bùn sét màu xám đen lẫn hữu cơ.

VII. Hệ tầng Vĩnh Phúc (a,l,lbQ13vp)

Lớp 14: Sét màu xám vàng, xám trắng, trạng thái dẻo cứng – dẻo mềm .

Lớp 15:Sét pha màu nâu, vàng, đỏ loang lổ, trạng thái dẻo cứng-nửa cứng.

Lớp 16: Sét pha màu xám đen lẫn hữu cơ, trạng thái dẻo chảy, chảy.

Lớp 17: Cát pha xen kẹp sét pha, cát màu xám vàng, trạng thái dẻo.

Lớp 18: Cát hạt nhỏ màu nâu, nâu vàng.

Lớp 19: Cát hạt trung lẫn sạn, sỏi màu xám vàng, xám trắng.

VIII. Hệ tầng Hà Nội (ap, amQ12-3hn)

Lớp 20: Sét pha màu nâu xám, trạng thái dẻo mềm, có chỗ lẫn hữu cơ.

Lớp 21: Cát pha màu xám ghi, trạng thái dẻo, có chỗ lẫn sạn, sỏi.

Lớp 22: Cuội sỏi lẫn cát màu xám, xám vàng.

  1. Hệ tầng Lệ Chi (aQ11lc)

Lớp 23: Cát pha màu xám ghi, nâu, trạng thái dẻo, có chỗ lẫn sạn, sỏi.

Lớp 24: Cuội sỏi lẫn cát, sét màu xám nâu, xám vàng.

  1. Hệ Đệ Tứ không phân chia (Q)

Lớp 25: Sét pha màu nâu, nâu đỏ loang lổ, trạng thái dẻo cứng – nửa cứng.

Lớp 26: Sét, bột, cát kết phong hóa mạnh.

   Sự phân bố của các lớp đất đá trong khu vực nam Hà Nội cũ được biểu diễn trên các mặt cắt địa chất công trình, các mặt cắt điển hình được minh họa trên các hình 3.1, 3.2.

khao-sat-dia-chat-tai-ha-noi
Mặt cắt địa chất công trình 1 tuyến ở hà nội

khao-sat-dia-chat-tai-thu-do-ha-noi

Công tác khoan địa chất đặc biệt khoan khảo sát địa chất tại Hà Nội cần làm sang tỏ được điều kiện địa chất công trình, phân chia chi tiết các lớp đất đá, đặt điểm địa chất thuỷ văn và các hiện tượng địa chất bất lợi cho xây dựng công trình cho Hà Nội, cho đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.