Ngành địa chất đang trở thành ngành hot hiện nay, ngành đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực dồi dào trong lĩnh vực địa chất. Lĩnh vực địa chất là một lĩnh vực có những đặc thù riêng và có những yêu cầu nhất định sinh viên khi ra trường phải đạt được.
- Yêu cầu về kiến thức
- Hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành Địa chất công trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nắm vững các kiến thức cơ bản và kiến thức khoa học kỹ thuật để nhận biết, phân tích và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực này.
- Nắm vững kiến thức về toán, lý, hóa
- Kiến thức cơ bản về địa chất đại cương, địa chất cấu tạo, tinh thể khoáng sản hay kỹ thuật khoan khảo sát địa chất công trình,…
- Kiến thức hình học, kỹ năng vẽ kỹ thuật, kiến thức về tính chất của vật liệu, đất đá. Các kiến thức chuyên ngành như cơ học đất, đá, móng nền, địa chất động lực công trình, các phương pháp nghiên cứu địa chất, kiến thức địa chất thủy văn.
- Thí nghiệm, thực tập trong môi trường thực tế.
- Yêu cầu kỹ năng
- Kỹ năng cứng: biết thiết kế, lập phương án khảo sát địa chất công trình trong các trường hợp khác nhau, nắm vững quy trình khoan, báo cáo đánh giá địa chất, thiết kế xử lý nền móng cũng như các quá trình, hiện tượng địa chất ảnh hưởng đến xây dựng cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Làm tốt, chính xác các thí nghiệm trong phòng, ngoài trời. Đã từng tham gia thi công, xử lý nền móng,….
- Kỹ năng mềm: Thành thạo máy tính, tin học văn phòng, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ trong ngành. Trình độ tiếng anh chuyên ngành phuc vụ việc đọc hiểu tài liệu. Nắm vững các quy định của pháp luật trong lĩnh vực địa chất.
- Thái độ làm việc
- Làm việc có tâm, có ý thức trong các vấn đề của đất nước.
- Ý thức, làm việc có trách nhiệm, đóng góp hết sức cho công việc.
- Thường xuyên cập nhật nâng cao trình độ chuyên môn, bổ sung kiến thức, công nghệ mới
Trên đây là những yêu cầu cơ bản cho các sinh viên chuẩn bị sẵn sàng ra trường và đi làm việc. Sinh viên cần phải chuẩn bị kiến thức vững vàng, có kinh nghiệm thực tế sẽ giúp thuận lợi hơn khi tìm việc làm