Mưa kéo dài trong những ngày qua đã gây ra ngập lụt nghiêm trọng ở Quảng Ninh. Sạt lở đất gây ra thiệt hại không nhỏ về người và tài sản. Thiên tai là không thể tránh được nhưng chúng ta vẫn có cách để khắc phục những thiệt hại mà nó gây ra.
Trận mưa lũ lịch sử vừa qua đã làm cho 17 người bị chết, 6 người mất tích, 104 căn nhà bị đổ, toàn bộ 8.934 ngôi nhà bị ngập, tổng thiệt hại lên tới hơn 2.200 tỷ đồng. Trong những ngày qua, các cơ quan chức năng cùng nhân dân nỗ lực khắc phục thiên tai, các chuyên gia, nhà khoa học cũng đang tiến hành tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hậu quả nặng nề như vậy. Có một số ý kiến được đưa ra cho rằng do địa chất cũng như sự chủ quan của con người nên mới dẫn đến kết quả như vậy.
Tiến sĩ Lê Huy Y là Giám đốc Liên hiệp Khoa học địa chất và du lịch, thuộc Tổng hội Địa chất Việt Nam đã gửi bài phân tích nguyên nhân dẫn đến sạt lở ở Quảng Ninh. Tiến sĩ cũng khẳng định có thể tránh được những thảm họa trên nếu chú ý tới địa chất của khu vực này.
Dựa trên cơ sở khoa học, nguyên nhân của sạt lở đất là do hoạt động nâng lên tạo núi của vỏ trái đất. Sự nâng lên tạo núi này đã tạo ra các vết nứt kiến tạo và hoạt động phun trào núi lửa. Các vết nứt này tạo ra các mặt trượt, dập vỡ đất đát nên khi mưa lớn, đất đá sạt lở xuống đường, nhà dân.
Ở Việt Nam hoạt động địa chất đang được khảo sát và ghi chép trên các bản đồ địa chất một cách thường xuyên. Qua phân tích tài liệu cho thấy Quảng Ninh có 2 dải khác thường liên quan tới khối xâm nhập núi lửa trẻ. Các khối macma của núi lửa gây biến chất than, than ở đây chứa nhiều pyrit đồng thời cũng làm phát sinh các đứt gãy kiến tạo, tạo ra vùng vật liệu núi lửa. Điều này lý giải việc tai sao vùng Quảng Ninh có xảy ra động đất. Bên cạnh đó các núi lửa này cũng tạo thành các hang động, lý giải việc xuất hiện các hố tử thần ở Cẩm Phả và Hạ Long trong thời gian vừa qua.
Có thể tránh sạt lở bằng cách sau:
- Xác định chính xác đường đứt gãy để tránh không làm nhà hay đường xá trên các đứt gãy này.
- Khảo sát địa chất thường xuyên, dọn dẹp các tảng đá dễ sạt lở.