Quy trình sửa nhà cần biết( phần 2)

  1. Chuẩn bị mặt bằng

Pha do chuan bi mat bang

  • Nếu phần cần sửa chữa không lớn thì việc chuẩn bị mặt bằng khá đơn giản, bạn chỉ cần di chuyển đồ dùng ở khu cần sửa sang khu vực khác là được. Tuy nhiên với diện tích sửa chữa lớn, việc sửa chữa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn.
  • Bạn cần di chuyển đồ đạc đồng thời phải lựa chọn chỗ ở tạm để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
  • Với sàn nhà nếu không muốn sửa thì bạn nên che phủ để tránh vỡ hay trầy xước cho gạch lát nền.
  • Tự chuẩn bị sẵn vật liệu xây dựng, nên tham khảo chứ không nên quá tin tưởng vào nhà thầu.
  • Bạn cũng nên chuẩn bị vật dụng che chắn đảm bảo sự an toàn của công trình, đồng thời bạn nên thảo luận với nhà thầu thi công về chỗ nghỉ ngơi cho công nhân.
  • Nguồn điện nước phục vụ trong quá trình sửa chữa cũng đáng được lưu ý, bạn nên dùng nước sạch, không dùng nước của ao, hồ,…
  • Chọn người có kinh nghiệm để giám sát công trình, không nên chọn người do nhà thầu giới thiệu để đảm bảo tính khách quan. Người giám sát có các nhiệm vụ sau:
  • Kiểm tra, đốc thúc tiến độ và chất lượng thi công.
  • Giám sát vật tư.
  • Theo dõi, đảm bảo an toàn lao động

Giá thuê giám sát công trình vào khoảng 1,5 triệu đồng với công trình quy mô nhỏ, vào khoảng 2-3% giá trị công trình quy mô lớn hơn 500 triệu. Giá tùy theo quy mô từng công trình và có thể thảo luận với người giám sát.

  1. Các công đoạn sửa chữa nhà chủ yếu

Tùy vào mục đích, quy mô của công trình mà có các công đoạn khác nhau. Tuy nhiên có thể tổng hợp thành 2 phần chính: phần xây dựng cơ bản và phần hoàn thiện.

  • Xây dựng cơ bản gồm các công việc theo trình tự sau: Phá dỡ phần cần sửa, sửa nhà, lắp điện, nước.
  • Phần hoàn thiện: sơn, lát gạch, đóng trần, lắp thiết bị điện nước, kiểm tra tổng thể mọi chi tiết, tổng vệ sinh.
  1. Kiểm tra

Kiem tra sau khi sua chua nha a

Việc kiểm tra hay giám sát công trình phải được thực hiện song song với quá trình sửa chữa. Sau khi hoàn thành cũng cần phải kiểm tra tổng thể lại công trình đã đúng với bản thiết kế ban đầu chưa.

  1. Nghiệm thu
  • Nghiệm thu vật liệu, thiết bị
  • Nghiệm thu từng công việc
  • Nghiệm thu toàn bộ công trình
  1. Hoàn công

Hồ sơ hoàn công gồm có:

  • Giấy báo kiểm tra công trình theo mẫu
  • Giấy phép sửa chữa nhà
  • Bản vẽ hiện trạng hoàn công
  • Bản hợp đồng thi công

Xem thêm: >>Quy trình sửa nhà cần biết ( phần 1)