bao gồm cả các di sản địa chất nhân tạo.
Một số sáng kiến được đưa ra nhằm tận dụng các mỏ than đã khai thác và công viên địa chất ở Quảng Ninh, phát triển chúng thành các khu bảo tồn thiên nhiên cũng như địa điểm du lịch. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) thì điều này không dễ được thực hiện trong tương lai gần..
Theo ông, cần xác định thời gian đưa vào khai thác các mỏ địa chất từ đầu cho đến khi ngưng khai thác cũng như thúc đẩy lợi ích mà nó đem lại. Đó là trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách địa phương nhằm đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế nhưng vẫn bảo tồn nét đẹp vốn có của các di sản địa chất học.
Tài nguyên khoáng sản không phải là vô hạn, vì vậy việc khai thác cần được tiến hành một cách có hiệu quả, tránh lãng phí và thất thoát tài nguyên thiên nhiên. Các mỏ khoáng chất sau khi ngưng khai thác chắc chắn sẽ không thể trở thành một di sản địa chất nếu không được quản lý đúng cách. Ngoài ra, các công trình khai thác, chế biến và xử lý phải thật an toàn và thân thiện với môi trường, nếu không sẽ không thể trở thành điểm du lịch. Do đó, các nhà đầu tư cần phải có tư duy dài hạn và hợp tác chặt chẽ hơn với các nhà khoa học và các nhà quản lý địa chất.