Theo các chuyên gia, Việt Nam nên tham gia EITI liên quan đến lợi ích cơ bản như: Tăng nguồn thu cho ngân sách, giảm tổn thất tài chính, giảm xung đột của các bên liên quan, tăng cường vai trò của người dân trong hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ và tăng niềm tin cho nhà đầu tư. Ngoài ra, các công ty khai thác khoáng sản có thể cắt giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngoài ra, sự giúp đỡ của EITI sẽ giúp Việt Nam nâng cao vị thế của mình trên thế giới, tăng sức cạnh tranh và thúc đẩy đầu tư nước ngoài cũng như hội nhập quốc tế. EITI tạo ra cơ sở dữ liệu cho các ngành khai thác mỏ, tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp và giảm thiểu xung đột lợi ích trong hoạt động khai thác mỏ.
Việt Nam đã thực hiện những bước tiếp cận ban đầu để tham gia vào EITI từ năm 2007. Trong năm 2010, Thủ tướng chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương để nghiên cứu tính khả thi của việc gia nhập EITI. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khai thác khoáng sản, dầu khí, bao gồm cả các quá trình thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản và quản lý tài chính. Ngoài ra, Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện các dự án nghiên cứu về tính khả thi của việc gia nhập EITI.
Hơn nữa, thông qua hoạt động điều tra, nhiều doanh nghiệp cho biết sẽ sẵn sàng để tham gia EITI bởi việc thực hiện sẽ có lợi cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong tương lai, việc thực hiện EITI sẽ được mở rộng cho các doanh nghiệp nhỏ và các khoáng chất khác, khi Việt Nam thực sự có đủ kinh nghiệm và năng lực trong việc thực hiện quy định của EITI.
Theo Bộ Công Thương, trong giai đoạn đầu tiên tham gia EITI, Việt Nam nên tập trung vào các doanh nghiệp lớn hoạt động trong các ngành dầu khí, than và titan.
Bà Claire, Chủ tịch Hội đồng quản trị EITI, Tổ chức Hợp tác Phát triển Vương quốc Anh cho biết trong thời gian tới, EITI sẽ giúp Việt Nam phác thảo bức tranh tổng thể đối với sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, trong đó có sự minh bạch về tài chính và trách nhiệm của các bên cũng như các đối tượng liên quan. Qua đó, người Việt sẽ có một cái nhìn rộng hơn về nền kinh tế quốc gia và nguồn thu từ tài nguyên thiên nhiên được sử dụng. EITI luôn luôn cởi mở và cung cấp hỗ trợ tối đa cho Việt Nam.
Mặc dù tồn tại nhiều khó khăn, chẳng hạn như: khoảng cách lớn giữa luật pháp và thực tế giữa nội dung của pháp luật với các nghĩa vụ tài chính trong hoạt động khai thác mỏ; nhận thức của các doanh nghiệp địa phương về lợi ích của EITI, cùng với những ý kiến trai chiều trong nội bộ tổ chức …. Tuy nhiên bà Claire tin tưởng sự thành công của Việt Nam khi tham gia vào EITI.